Loading...

Giải mã những nguyên nhân chính và cách trị môi khô hiệu quả nhất

Nhiều chị em nghĩ là môi bị nứt nẻ chủ yếu là do thay đổi thời tiết. Nhưng có một sự thật là nếu bạn không chú ý chăm sóc thì hiện tượng môi bị khô, đau, bong tróc có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tìm hiểu một số nguyên nhân và cách trị môi khô dưới đây sẽ là gợi ý tuyệt vời cho các chị em để sớm sở hữu đôi môi mềm mại, hồng hào tự nhiên.

cách trị môi khô
Nguyên nhiên và cách trị môi khô hiệu quả nhất

Da môi ít tuyến dầu

Da môi cũng như da ở các bộ phận khác đều có cấu tạo gồm 3 lớp là biểu bì, trung bì và hạ bì. Tuy nhiên da môi không có hoặc có rất ít tuyến dầu- nơi cung cấp độ ẩm cần thiết. Ngoài ra, môi cũng là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài như khói bụi, ánh nắng, mỹ phẩm…Vậy làm sao để bảo vệ chúng luôn được an toàn?

- Sử dụng son dưỡng môi: một lớp son dưỡng mỏng nhẹ phần nào giúp bạn thoát khỏi sự tác động của các yếu tố trên. Bạn nhớ kiểm tra thành phần trong sản phẩm, nếu có chứa “dimethicone” thì càng tốt vì chúng không độc hại mà còn bảo vệ da môi hiệu quả.

- Tần suất sử dụng son dưỡng hợp lý: để giữ cho môi luôn được bảo vệ, bạn nên dùng khoảng 6-8 lần/ ngày, kể cả trước lúc đi ngủ.

- Bảo vệ đôi môi khi ra ngoài: giống như cách bạn đeo bao tay, bao chân khi thời tiết lạnh thì hãy làm tương tự đều đó cho đôi môi của bạn. Đeo khẩu trang, khăn…trước khi ra ngoài. Nhớ chọn son dưỡng có độ SPF thích hợp để chống nắng.

cách trị môi khô
Sử dụng son dưỡng là cách trị môi khô được áp dụng nhiều nhất

Môi bị thiếu nước

Môi khô chủ yếu là do thiếu nước, thiếu ẩm. Mà nước cần bạn bổ sung liên tục và thường xuyên ở cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Các giải pháp cung cấp nước cho môi mà chị em có thể tham khảo chính là:

- Uống nước thường xuyên: Luôn nhớ phải uống từ 1,5-2 lít/ ngày tương đương với khoảng 4 chai nước khoáng, mỗi chai 500ml.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà: các thiết bị hiện đại này sẽ cung cấp độ ẩm cho môi và làn da của bạn, đặc biệt là vào mùa đông. Bạn nên bật tính năng này vào ban đêm để bổ sung nước cho da cả khi đang ngủ.

cách trị môi khô
2 cách bổ sung nước và ẩm cho môi khô

Sử dụng kem đánh răng

Nhiều loại kem đánh răng có chứa các thành phần sodium lauryl sulfate và theo nghiên cứu thì thành phần này đủ sức để gây ra tình trạng khô và nứt nẻ cho môi. Nếu đang gặp tình trạng trên, hãy thử chuyển đổi sang một sản phẩm khác thích hợp hơn.

Một số thói quen không tốt

- Liếm môi: Khi đôi môi của bạn có cảm giác khô và nứt nẻ thì bạn muốn liếm chúng là một điều hết sức bình thường. Tuy nhiên sau đó, sau khi liếm bạn càng thấy khô hơn và bạn tiếp tục liếm. Điều này tạo thành một chu trình liên tục làm cho môi càng mất nước vi nước bọt bay hơi, độ ẩm nhiều hơn bị thoát ra từ môi khiến chúng khô hơn so với trước đây. Chẳng bao lâu, môi bị mất đi lớp thượng bì trên cùng và nhanh chóng tách khỏi da. Cắn môi cũng tạo ra hiệu ứng tương tự nên bạn cố gắng từ bỏ thói quen này.

- Thở bằng miệng: Có thể bạn đang bị dị ứng mũi và bạn sẽ thấy môi của mình nứt nẻ hơn sau quá trình phải thở bằng miệng suốt đêm. Ngoài ra, một số người ngáy hoặc có chứng ít thở khi ngủ cũng sẽ gặp vấn đề này. Trong tình huống này, tốt nhất là giữ cho đôi môi của bạn ẩm suốt cà ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ và làm việc với bác sĩ để phát hiện ra các vấn đề tiềm ẩn.

- Dùng tay lột bỏ da môi: vì vùng da trên môi rất mỏng và tinh tế. Nếu mạnh tay, bạn sẽ khiến chúng chảy máu và bị tổn thương nhiều hơn, làm chậm quá trình liền da, gây cảm giác khó chịu hơn.

- Tẩy da chết quá nhiều: vì nó sẽ càng làm cho môi thêm nứt nẻ. Thay vào đó hãy dùng son dưỡng và bật máy tạo độ ẩm.

cách trị môi khô
Dừng một số thói quen gây hại cho môi như liếm môi, bóc da môi...

Thực phẩm gây khô môi

- Axit tự nhiên: Các axit trong trái cây họ cam quýt có thể gây kích ứng môi, nước sốt cà chua cũng có thể gây khó chịu và đau đớn khi một số người bị nứt nẻ môi. Chất Cinnamates được sử dụng trong bánh kẹo, kẹo cao su và kem đánh răng hoặc một số thứ khác cũng có thể cho tác hại tương tự.

- Ăn thức ăn mặn và cay trong khi môi bạn đang nứt nẻ có thể làm tăng tình trạng viêm và chậm phục hồi.

- Một số nguyên liệu như bạc hà, long não…nếu không hợp với môi của bạn thì nên tránh ăn hoặc dùng sản phẩm chứa thành phần trên.

- Nếu bạn bị dị ứng với một số loại tinh dầu như dầu oliu, bơ, hạt thầu dầu…thì có thể chuyển sang một số nguyên liệu tự nhiên khác như dầu dừa…

cách trị môi khô
Một số thực phẩm, đồ ăn mà có thể gây hại cho môi khô

Lời khuyên sử dụng thuốc cho môi khô nứt nẻ

- Nếu tình trạng khô nẻ nghiêm trọng thì bạn nên sử dụng thuốc mỡ kháng sinh như Cloxit H để tránh tình trạng bị nhiễm khuẩn. Số lần sử dụng là từ 3-4 lần/ ngày.

- Nhờ sự tư vấn của bác sĩ vì môi khô nứt nẻ có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu hụt vitamin, rối loạn tuyến giáp, nhiễm nấm, rối loạn miễn dịch…mà sử dụng son dưỡng không thể hiệu quả.

Để sớm thoát khỏi tình trạng môi khô nứt nẻ, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên chăm sóc môi thì các chị em có thể tham khảo công nghệ phun môi thẩm mỹ hiện đại giúp khắc phục triệt để tình trạng trên, giúp môi hồng hào tự nhiên mà không cần đánh son.

Lên đầu