Môi bị tàn nhang có phun môi được không? Bác sĩ giải đáp
“Em đang muốn phun môi quá vì nhìn thấy chị cùng công ty vừa mới phun xong được 1 tuần mà đẹp không khác đánh son. Nhưng em đang băn khoăn không biết phải làm sao vì môi em có vài nốt tàn nhang khá đậm màu. Giờ mà em phun có sợ tàn nhang sẽ bị đậm hơn không. Mong bác sĩ tư vấn”. (Nguyễn Lương Giang, 28 tuổi, Hà Nội).

BÁC SĨ TƯ VẤN: MÔI BỊ TÀN NHANG CÓ PHUN MÔI ĐƯỢC KHÔNG?
Chào bạn Nguyễn Lương Giang, về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Phun môi là hình thức làm đẹp được nhiều chị em lựa chọn hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này sẽ cho bạn màu môi đẹp tự nhiên như đánh son mà độ bền lên tới 5 năm. Thời gian thực hiện nhanh chóng, không đau rát giống như công nghệ cũ.
Theo bạn chia sẻ thì môi bạn đang có vết tàn nhang. Điều này không ảnh hưởng đến quá trình phun môi và lên màu. Tàn nhang thực chất là quá trình tích tụ sắc tố melanin trong thời gian dài do tác động của ánh nắng mặt trời, mỹ phẩm hoặc bẩm sinh. Vì tàn nhang thường phân bố đều khắp khuôn mặt nên việc bị tàn nhang ở môi không có gì lạ.
Điều bạn cần làm lúc này là tiến hành trị tàn nhang trước rồi mới phun môi. Nếu tàn nhang mà nhạt màu thì chỉ cần trị tàn nhang 1 lần duy nhất. Công nghệ trị tàn nhang như Derma Pixel, Pastelle… như tại Ý Lan không chỉ chữa tàn nhang nhanh chóng mà còn loại bỏ được cả vết thâm trên môi. Coi như bạn “một công” nhưng được “đôi việc”.
Sau khi trị tàn nhang thành công, chuyên viên sẽ tiến hành thử màu bột, vẽ khuôn dáng trước cho vùng môi rồi mới phun xăm. Thời gian phun môi trung bình từ 40-60 phút tùy vào cơ địa mỗi người.
Tại thẩm mỹ viện Ý Lan, phun môi thẩm mỹ do giám đốc Trần Ngọc Lan thực hiện cùng với chuyên gia nên đảm bảo đẹp tự nhiên nhất cho khách hàng. Vì được tẩy thâm trước nên màu môi sau phun xăm sẽ lên chuẩn màu, không bị vón cục bết dính hay chỗ đậm chỗ nhạt.
Dưới đây là những thông tin nên biết về tình trạng môi bị tàn nhang và cách phòng tránh, xóa tàn nhang ở môi.
TÀN NHANG Ở MÔI LÀ GÌ?
Đốm sắc tố, hay như ta thường gọi là tàn nhang, là những chấm nhỏ xuất hiện trên da. Chúng có thể xuất hiện và phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, ngay cả môi và nướu.
Khi tiếp xúc quá lâu, hoặc quá nhiều, với ánh mặt trời, da sẽ sản sinh lượng melanin quá mức. Sắc tố này quyết định màu tóc và màu da của chúng ta.
Dù sắc tố vô hại, nhưng việc lưu ý kiểm soát tàn nhang vẫn khá quan trọng.
TẠI SAO LẠI BỊ TÀN NHANG Ở MÔI?
Dù có màu khác với vùng da xung quanh trên mặt, nhưng môi vẫn là 1 bộ phận của lớp biểu bì, là lớp da ngoài cùng của mỗi chúng ta. Và biểu bì nhạy cảm với tia UV trong ánh nắng mặt trời.
Da có cấu tạo gồm lớp tế bào sản sinh melanin, bảo vệ da khỏi các tia tử ngoại. Tàn nhang là kết quả quá trình tích tụ melanin ở lớp biểu bì sau khi tiếp xúc với ánh mặt trời.
Ngoài ra, tàn nhang thường xuất hiện do yếu tố di truyền.
Tình trạng tuyến giáp, mang thai, cũng có thể làm tàn nhang xuất hiện trên môi. Tuy vậy, những tình trạng sức khỏe đó thường chỉ làm tàn nhang đậm thêm, chứ không làm xuất hiện nốt mới.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TÀN NHANG TRÊN MÔI
Dù có khá nhiều nguyên nhân phức tạp, nhưng chữa tàn nhang trên môi khá an toàn. Nhiều cách chữa tàn nhang có thể tự thực hiện tại nhà với hướng dẫn của bác sĩ.
Thiếu Vitamin
Những loại vitamin như B-12 giúp da sáng và đồng đều màu hơn.
Nếu thiếu vitamin loại này, da có thể thay đổi. Da không đều màu, thâm sạm, tàn nhang, có thể cho thấy dấu hiệu thiếu vitamin.
Tùy thuộc vào tình trạng thiếu hụt vitamin, bác sĩ dinh dưỡng có thể khuyến cáo dùng thực phẩm giàu vitamin, hoặc dùng viên bổ sung vitamin tổng hợp. Trường hợp thiếu vitamin nặng thì có thể cần tiêm bổ sung.
Mất nước
Tình trạng mất nước gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể. Đối với da mặt, thiếu nước dẫn đến tình trạng da và môi bị kích ứng, khô ráp.
Môi trở nên khô, bong tróc, gây tổn thương nhẹ. Thậm chí có thể gây nên sẹo và làm thâm môi – dễ gây nhầm tưởng là môi bị tàn nhang.
Uống nhiều nước, ăn hoa quả nhiều nước trong ngày sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước kể trên.
Thừa sắt (Fe)
Cơ thể thừa sắt cũng làm cho da thâm sạm, xuất hiện tàn nhang trên da và môi. Sử dụng viên tổng hợp bổ sung sắt, hoặc tiêm truyền chất này quá nhiều, cũng khiến lượng sắt trong cơ thể vượt quá mức an toàn.
Một số người bị bệnh máu nhiễm sắc tố - 1 loại bệnh di truyền – khiến cho cơ thể hấp thu quá nhiều sắt từ thức ăn, dẫn đến màu da thâm sạm.
Sử dụng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp thuyên giảm tình trạng này.
Dùng thuốc
Trong thời gian dùng thuốc chữa bệnh, màu da có thể thay đổi tạm thời, dẫn đến tàn nhang ở môi.
Hầu hết các loại thuốc này thuộc dạng:
- thuốc gây độc tế bào dùng trong điều trị ung thư.
- thuốc chống loạn thần.
- thuốc chống sốt rét.
- thuốc chống co giật.
- thuốc chống loạn nhịp tim.
Bất cứ khi nào thấy xuất hiện tàn nhang ở môi trong khi sử dụng các loại thuốc kể trên cần liên hệ ngay với bác sĩ.
Nám và rối loạn sắc tố
Nám và rối loạn sắc tố là tình trạng da thường gặp, và thường vô hại
Nám là tình trạng trên da xuất hiện những đốm, mảng màu nâu, xám hoặc xanh. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời: trán, gò má, mũi, cằm và môi.
Nội tiết tố đóng vai trò đáng kể với nám và rối loạn sắc tố. Khi mang thai, nội tiết tố tăng đột biến, dẫn đến nhiều phụ nữ bị nám và tàn nhang ở môi.
Tránh ánh nắng mặt trời vẫn là biện pháp phòng tránh, ngăn không cho nám và tàn nhang phát triển.
Dị ứng
Các phản ứng dị ứng cũng có thể gây nên các đốm nâu trên môi – gọi là viêm môi tiếp xúc sắc tố.
Những tác nhân gây ra tình trạng dị ứng này gồm:
- Son môi, dưỡng môi quá hạn sử dụng.
- Mỹ phẩm trang điểm mặt.
- Kem đánh răng.
- Thuốc nhuộm tóc hoặc thuốc tẩy tóc.
- Trà xanh – vâng, trà xanh có thể gây kích ứng da nhạy cảm.
Nếu nghi vấn bất kỳ sản phẩm nào gây ra dị ứng với bản thân, hãy dừng sử dụng ngay.
Rối loạn hormone
Dark or black spots on the lips can indicate a hormone disorder. Levels of thyroid hormone that are either low or high can cause spots or hyperpigmentation to occur on the body.
Contact a doctor to receive a diagnosis and develop a treatment plan.
Giãn tĩnh mạch môi
Chứng giãn tĩnh mạch môi tạo nên đốm sưng màu tím, mềm và nổi trên môi. Chúng thường xuất hiện ở môi dưới và những vùng da tiếp xúc với ánh mặt trời như tai.
Đồi mồi
Đồi mồi là những đốm sắc tố nâu, đen, dày, nổi bật trên da, thường được gọi với tên “bệnh sừng hóa ánh sáng.” Bất kỳ vùng da nào tiếp xúc với ánh mặt trời cũng có thể bị đồi mồi, bao gồm cả môi – biểu hiện bằng những đốm nhỏ màu đen trên môi.
Không giống những rối loạn sắc tố lành tình kể trên, chứng sừng hóa ánh sáng được coi là 1 dạng tiền ung thư. Do vùng da này chứa những tế bào bất thường có thể chuyển biến thành ung thư.
U mạch sừng hóa
U mạch sừng hóa là 1 dạng tổn thương da. Các đốm u mạch thường có màu đỏ thẫm hoặc đen, và cứng, bề mặt không nhẵn.
Những u này thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Chúng thường lành tính.
Hút thuốc và uống rượu
Những chất độc hại trong thuốc lá dễ dàng làm tổn thương tế bào ở môi và miệng, gây nên chứng tàn nhang ở môi.
Uống quá nhiều rượu làm rối loạn quá trình đào thải độc tố trong cơ thể, gây nên những đốm nâu ở môi.
Dụng cụ nha khoa
Dụng cụ nha khoa không vừa có thể làm tổn thương môi và nướu. Sau khi phục hồi, những vết thương này để lại sẹo thâm là những đốm nâu trên môi.
Cách phòng ngừa hiệu quả nhất là điều chỉnh, thay dụng cụ nha khoa đang sử dụng.
Ung thư
Tế bào ung thư phát triển trên môi có nhiều biểu hiện khác nhau: có hình dạng bất thường, tăng kích thước nhanh chóng, gây đau, có đỉnh nhọn, màu sắc bất thường.
Theo Medical News.
TÀN NHANG TRÊN MÔI CÓ NGUY HẠI KHÔNG?
Tàn nhang ở môi thường vô hại và đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể với ánh nắng mặt trời. Người có làn da sáng màu hơn thường dễ bị tàn nhang hơn. Người có da sẫm màu lại dễ bị nám hơn.
Tàn nhang có thể xuất hiện rồi tự biến mất, nhưng cũng có thể ngự mãi ở đó. Trong cả 2 trường hợp, đó đều là phản ứng bình thường.
Tuy vậy, nếu thấy đốm nâu xuất hiện trên môi, ta vẫn nên đi khám bác sĩ để xác định chính xác tình trạng da của mình.
CÁC TÌNH TRẠNG DA KHÁC GIỐNG VỚI TÀN NHANG TRÊN MÔI
Tàn nhang ở môi chỉ là 1 trong số nhiều biểu hiện khá giống nhau. Dưới đây là những tình trạng phổ biến khác:
- Hội chứng Peutz-Jeghers là hội chứng di truyền liên quan đến ung thư. Biểu hiện của bệnh xuất hiện cả với trẻ nhỏ cùng triệu chứng là những đốm nâu ở miệng, môi, mắt, mũi, tay và chân.
- Nốt ruồi ở môi cũng khá thường gặp. Tuy thường là hệ quả của việc tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời, nhưng nốt ruồi tự tiếp tục phát triển dù có ánh nắng hay không.
- Môi khô cũng gây ra những đốm nâu ở trên môi. Hãy uống nhiều nước, bôi son dưỡng và dùng máy tạo ẩm không khí.
LÀM SAO ĐỂ NGĂN NGỪA ĐỐM NÂU TRÊN MÔI?
Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa đốm nâu, tàn nhang xuất hiện trên môi là bảo vệ da môi khỏi ánh mặt trời, như:
- Dưỡng ẩm đầy đủ cho môi.
- Đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài.
- Dùng son dưỡng chứa SPF.
- Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Dù thường vô hại, nhưng những đốm nâu, tàn nhang trên môi đó gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Dưới đây là những cách phổ biến để loại bỏ chúng.
Cách chữa tàn nhang ở môi tại nhà
Dù chưa có bằng chứng lâm sàng cho thấy nguyên liệu tự nhiên giúp loại bỏ tàn nhang ở môi, nhưng nếu dùng hạn chế thì chúng không gây hại.
Ta có thể tự điều chế tẩy da chết cho môi bằng đường, mật ong và nước chanh ép. Mật ong và chanh có tác dụng làm sáng da. Nhưng vẫn cần lưu ý khi sử dụng, vì axit trong chanh và lượng đường có thể gây kích ứng da.
Những thực phẩm chứa axit lactic như bơ sữa, kem chua, sữa chua có thể giúp làm mờ vết thâm ở môi.
Kem bôi ngoài da chứa retinoid
Retinoid là các hợp chất vitamin A giúp cải thiện tình trạng tổn thương do bức xạ mặt trời – chính là giúp làm mờ vết thâm tàn nhang trên môi.
Tuy vậy, kích ứng do retinoid gây ra khiến da bị mẩn đỏ, khô, nhạy cảm với nắng. Do vậy, chỉ nên bôi retinoid vào buổi tối, và bôi thêm kem chống nắng nếu sử dụng ban ngày.
Kem bôi làm mờ thâm nám tàn nhang
Kem bôi làm mờ thâm nám tàn nhang thường có công dụng ức chế sản sinh melanin và làm sáng vùng da điều trị.
Rất lưu ý khi sử dụng kem bôi làm mờ thâm nám tàn nhang ở môi và miệng, vì dễ nuốt phải chúng.
Phẫu thuật lạnh
Đây là liệu pháp thường dùng nhất đối với tổn thương da. Bác sĩ sử dụng nitrogen lỏng làm đông và loại bỏ tế bào da ở vùng điều trị.
Tác dụng phụ bao gồm: mất sắc tố, chảy máu, rộp da.
Phẫu thuật laser
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của laser trong điều trị thâm nám tàn nhang trên môi và da mặt.
Tuy được coi là liệu pháp an toàn, nhưng không phải không có tác dụng phụ, bao gồm: mẩn ngứa, sưng, bong tróc, nhiễm khuẩn.
MÔI BỊ TÀN NHANG CÓ CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ KHÔNG?
Tàn nhang thường vô hại và xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như môi. Cần đi khám bác sĩ nếu thấy các biểu hiện sau, theo Healthline:
- Vết thâm trên môi có hình dạng, kích thước, màu sắc bất thường; đặc biệt là khi hình dạng không đối xứng và liên tục phát triển.
- Nghi vấn vết thâm trên môi có thể là ung thư.
- Nghi vấn hội chứng Peutz-Jeghers.
- Cân nhắc sử dụng kem bôi trị nám tàn nhang, liệu pháp phẫu thuật lạnh hoặc laser để xóa tàn nhang ở môi.
Để đảm bảo an toàn, hãy lên lịch thăm khám sức khỏe và tình trạng da hàng năm để kiểm soát sự phát triển của các mầm bệnh. Việc này càng quan trọng nếu người bệnh có nhiều đốm nâu, tàn nhang trên môi và da, và có người thân bị ung thư da.
TẠM KẾT
Tàn nhang là những đốm sắc tố nhỏ, phẳng, có màu nâu trên môi và da. Nguyên nhân phổ biến là do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Hạn chế tiếp xúc với nắng sẽ làm giảm nguy cơ môi bị tàn nhang, và giảm nguy cơ ung thư da nói chung.
Cần lưu ý quan sát hình dạng, kích thước, màu sắc, bề mặt, tính đối xứng và sự phát triển của những đốm nâu khi môi bị tàn nhang. Nếu thấy bất thường cần đi khám ngay.
Nếu muốn xóa đốm nâu trên môi để giữ gìn vẻ đẹp, ta có thể áp dụng những cách chữa môi bị tàn nhang tại nhà. Để đạt hiệu quả cao hơn và an toàn hơn, người có môi bị tàn nhang nên đi thăm khám bác sĩ và tại các cơ sở thẩm mỹ có uy tín tại Hà Nội.
THẨM MỸ VIỆN Ý LAN
Địa chỉ: 12A Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0833.116.633
Facebook: https://www.facebook.com/thammyvienYlan/
tin tức khác
- Giải đáp: phun lông mày mấy ngày thì bong và lên màu chuẩn nhất?
- Phun lông mày xong có phải kiêng trứng, kiêng đồ hải sản không?
- Bôi thuốc mỡ sau khi phun xăm lông mày có tác dụng gì?
- 13 câu hỏi về phun xăm lông mày phổ biến nhất mà chị em cần biết (p.2)
- 13 câu hỏi về phun xăm lông mày phổ biến nhất mà chị em cần biết (p.1)
- Phun lông mày có cạo lông mày không?-Bác sĩ giải đáp
- Phun và thêu lông mày cái nào đẹp hơn?
- Hướng dẫn chi tiết nhất cách chăm sóc môi sau khi phun xăm
DANH MỤC
- Tư vấn trẻ hóa
- Sao nói về Ý Lan
- Videos và hình ảnh
- Spa cao cấp
- Tin khuyến mại
- Chương trình đào tạo
- Công Nghệ Thẩm Mỹ
- Giới Thiệu
- Kiến thức thẩm mỹ
- Tư vấn Trị Sẹo
- Tư Vấn Triệt Lông
- Tư vấn trị nám
- Tư vấn Trị tàn nhang
- Tư vấn tắm trắng
- Tư vấn giảm béo
- Tư vấn xóa hình xăm
- Tư vấn trị mụn
- Tư vấn phun xăm
- Tin làm đẹp