Loading...

Thói quen “chết người” khi sử dụng son môi và cách phòng chống

Sử dụng son môi thường xuyên bất kể là có đúng nguồn gốc xuất xứ thì đều khiến chị em dễ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc chì. Câu chuyện của nữ MC VTV dạo gần đây chính là ví dụ minh họa sinh động nhất.

Thói quen “chết người” khi sử dụng son môi và cách phòng chống
Thói quen “chết người” khi sử dụng son môi và cách phòng chống

Nhiễm chì nặng gấp 3 lần từ thói quen tô son môi đậm hằng ngày

Theo PGS.TS Phạm Duệ- nguyên Giám đốc TT Chống độc (BV Bạch Mai) cho biết: Trong vài chục năm làm việc thì trường hợp của nữ MC bị nhiễm độc chì do sử dụng son là trường hợp đầu tiên mà biểu hiện là mất ngủ, táo bón, hay quên…

Sau khi kiểm tra rang, bác sĩ còn phát hiện viền lợi của nữ MC đã chuyển sang màu đen xám với ánh kim loại lấp lánh. Khi xét nghiệm, chuyên gia phát hiện lượng chì đã cao gấp 3 lần so với quy định cho phép. Sau khi hỏi thăm thì được biết nữ MC không có thói quen nào liên quan đến việc nhiễm chì trừ thói quen tô son đậm mỗi ngày.

Mới đây, tổ chức FDA Hoa Kỳ cũng đưa ra công bố 400 loại son chứa chì khiến chị em choáng váng mà hầu hết chúng thuộc các nhãn hiệu được phái đẹp ưa chuộng như Lancome, Shiseido, Chanel, Dior, Clinique…Hai thương hiệu quen thuộc khác là L'Oreal và Maybelline cũng có trong danh sách này.

Trong khi đó các sản phẩm ít nhiễm chì lại thuộc thương hiệu rẻ tiền hơn như Wet & Wild Mega Mixers Lip Balm…

Thói quen “chết người” khi sử dụng son môi và cách phòng chống
Son dù đắt hay rẻ đều chứa lượng chì nhất định

Hậu quả “khủng khiếp” của việc sử dụng son môi nhiễm độc chì

Theo bác sĩ thẩm mỹ da liễu Nguyễn Xuân Quang (trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện thẩm mỹ Quốc tế Hà Nội): Sở dĩ những son môi màu càng rực rỡ, càng lâu phai vì có thành phần hóa học giúp bám màu lâu hơn trên da. Mà màu bám càng lâu thì độc tính càng cao, khả năng gây tổn hại cho sức khỏe của chị em càng lớn.

Ngoài ra, chì trong son môi có thể gây ra các bệnh cao huyết áp, đau khớp, suy giảm trí nhớ. Cũng vì độ độ bền màu mà nhiều chị em đã lạm dụng. Sự lạm dụng này đồng nghĩa với việc chì tích tụ nhiều hơn và khả năng bài trừ ra ngoài lại vô cùng chậm chạp. Chưa hết, những son có độ bám cao còn chứa chất Propylen glycol ảnh hưởng không tốt cho não, gan, thận và là độc tố gây ung thư.

Đặc biệt với các mẹ đang mang bầu thì càng không nên sử dụng son môi gây ảnh hưởng cho trẻ. Theo PGS.TS Phạm Duệ: nhiễm độc chì ở trẻ em gây ra hậu quả nặng nề như chậm lớn, trí tuệ kém, tự kỷ…

Thói quen “chết người” khi sử dụng son môi và cách phòng chống
Hậu quả khủng khiếp khi bị nhiễm độc chì từ son môi

Lời khuyên cho những chị em hay đánh son môi

Theo các chuyên gia thì cách tốt nhất là bạn hãy chọn những loại son có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng tại các cửa hàng mỹ phẩm uy tín. Trước khi mua đọc kỹ thông tin và thời hạn sử dụng.

Trong quá trình sử dụng không nên tiếp xúc với nhiều đồ ăn, thức uống. Tốt nhất là nên lau sạch màu son trước khi ăn uống để tránh “ăn” cả chì. Không tô màu son quá đậm và nhiều lần trong ngày như son đỏ, đỏ cam…Sau khi đánh son thì dùng dung dịch tẩy trang riêng cho môi để làm sạch.

Tăng cường sử dụng các sản phẩm thải độc chì như: tỏi, sữa chua, trái cây, trà, các loại rau quả như rau cải, bắp cải, mướp đắng, cà rốt, tôm…

Thói quen “chết người” khi sử dụng son môi và cách phòng chống
Bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây để thải bớt độc chì ra khỏi cơ thể

Bên cạnh đó, các chị em cũng có thể tham khảo thêm công nghệ phun môi thẩm mỹ hiện nay cho vẻ đẹp tự nhiên mà không cần đánh son ít nhất là từ 2-3 năm nhằm hạn chế tối đa hấp thụ lượng chì vào cơ thể từ son.

Lên đầu