Loading...

Chứng “rậm lông” ở nữ có phải là bệnh?

Nhiều bạn nữ có ria mép tương đối sẫm màu, lông tay, chân mọc dài kèm theo chứng rối loạn kinh nguyệt, giọng nói khàn…là biểu hiện của chứng “rậm lông”. Chứng rậm lông ở nữ có phải là bệnh hay không sẽ được chuyên gia giải đáp ngay sau đây.

Chứng “rậm lông” ở nữ có phải là bệnh?
Nhiều bạn nữ phải trang điểm đậm để che đi vùng lông rậm trên mặt

Chứng rậm lông ở nữ giới là gì?

Chứng rậm lông ở nữ có tên khoa học: Hirsutism là sự mọc lông quá nhiều do ảnh hưởng của nội tiết tố nam Androgen. Nó có tên gọi khác là chứng “tăng lông”.

Chứng rậm lông có phải là bệnh hay không còn căn cứ vào: đánh giá rậm lông lâm sàng và nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

Bạn có thể tự mình đánh giá rậm lông lâm sàng dựa vào các tiêu chí sau:

- Thời gian bắt đầu rậm lông

- Tốc độ phát triển của lông

- Các triệu chứng liên quan như viêm nang lông

Đây là những thông tin chuẩn đoán ban đầu nhằm phân biệt chứng rậm lông bệnh lý do androgen hay rậm lông sinh lý thông thường.

Chứng “rậm lông” ở nữ có phải là bệnh?
Chứng rậm lông ở nữ do hoạt động mạnh của nội tiết tố androgen

Chứng rậm lông bệnh lý do androgen

Chứng rậm lông bệnh lý hình thành do nhiều nguyên nhân như:

- Tăng tiết androgen tuyến sinh dục: có thể gây ra hội chứng buồng trứng đa nang, u buồng trứng…

- Tăng tiết androgen tuyến thượng thận: gây bệnh phì tuyến thượng thận

- Các rối loạn nội tiết khác như: hội chứng Cushing, tăng prolactic…

Trước tiên, với tình trạng rậm lông, các chị em nên đi khám chuyên khoa nội tiết và phụ khoa để chắc chắn có bệnh hay không. Nếu có bệnh thì sau điều trị, chứng rậm lông sẽ được chữa khỏi hoàn toàn.

Chứng “rậm lông” ở nữ có phải là bệnh?
Chứng rậm lông có thể gây ra một số bệnh phụ khoa cho nữ giới

Chứng rậm lông sinh lý thông thường

Rậm lông sinh lý thông thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

- Di truyền

- Rối loạn chuyển hóa tuyến giáp

- Dùng thuốc phenytoin, minoxidil, cyclosporine…

Theo nghiên cứu, có tới 99% phụ nữ mắc chứng rậm lông sinh lý bình thường, tức là không có bệnh gì liên quan.  Để triệt lông hiệu quả trong tình trạng này, bạn cần loại bỏ hoàn toàn rễ nang lông và ngăn chặn nguồn thức ăn cung cấp cho mầm nhú. Mầm nhú là nơi chứa nội tiết tố androgen để tiếp tục hình thành nên sợi lông mới.

Chứng “rậm lông” ở nữ có phải là bệnh?
Để trị chứng nang lông cần loại bỏ tận gốc rễ nang lông và mầm nhú

Để xác định chứng “rậm lông” của phụ nữ có phải là bệnh hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Nếu không phải là bệnh, bạn có thể áp dụng cách triệt lông thông thường hoặc triệt lông công nghệ cao SHRF mới nhất hiện nay.


Lên đầu