Loading...

Tất tật những bệnh lý trên da chị em cần biết để phòng ngừa

Da mặt vừa là cơ quan bảo vệ, vừa là bức “tường thành nhan sắc” quan trọng của các chị em không thể bị xâm phạm. Tuy nhiên rất nhiều yếu tố như tuổi tác, ánh nắng, bụi bẩn, nội tiết tố…làm cho da gặp rất các bệnh lý khác nhau. Dưới đây các chuyên gia đã thống kê, các chị em cùng tham khảo nhé!

I. DA LÃO HÓA (AGING SKIN)

1. Nguyên nhân gây lão hóa

+ Không chống nắng tích cực cho da: khi tiếp xúc với ánh nắng dù là trong bóng râm, các tia UV cũng có thể kích thích tế bào sắc tố, khiến da bị sạm, xỉn màu.

+ Thường xuyên thiếu ngủ: Hậu quả là làm rối loạn hệ tuần hoàn, hệ thần kinh làm da bị thiếu dưỡng chất, khó phục hồi, suy giảm độ đàn hồi. Bên cạnh đó, thiếu ngủ cũng làm chúng ra dễ bị kích động, stress, xuất hiện quầng thâm, bọng mắt…

+ Căng thẳng kéo dài: kích thích cơ thể tăng cường sản sinh nhiều men tiêu hủy cấu trúc nền và cả cấu trúc protein dạng sợi như collagen, elastin, laminin, fibronectin…

+ Dinh dưỡng không điều độ: Làm cho bộ máy tiêu hóa bị suy yếu làm cho da khô, không đều màu, thiếu sức sống.

+ Lười vận động: làm giảm khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể đẩy nhanh quá trình lão hóa sớm

+ Uống nhiều cà phê, bia rượu hoặc hút thuốc: việc lạm dụng chất nicotin khiến các mạch máu dưới da bị thu nhỏ lại, tuần hoàn máu và oxy bị ảnh hưởng.

+ Rối loạn nội tiết tố nữ estrogen: đối với phụ nữ sau tuổi 30, hệ trục “vàng” não bộ – tuyến yên – buồng trứng suy giảm làm cho da ngày càng xuống cấp.

benh-ly-tren-da-1

2. Biểu hiện của lão hóa

Bạn có thể nhìn thấy ngay các dấu hiệu của da bị lão hóa như nếp nhăn, nếp gấp ở vùng trán, đuôi mắt, khóe miệng…

+ Da khô, không đều màu: Da lão hóa thường nhăn nheo, khả năng phản xạ ánh sáng sẽ kém khiến da hấp thu tia cực tím nhiều hơn, dẫn tới tình trạng khô da. Lớp sừng bị tác động bởi quá trình lão hóa bên trong và yếu tố bên ngoài khiến chức năng bảo vệ da tổn thương.

+ Da chùng, nhão, mất tính đàn hồi: do làn da bị mất đi các sợi Collagen, Elastin, Laminin, Fibronectin – là những mô liên kết tạo thành bộ khung vững chắc hay cấu trúc nền. Khi cấu trúc nền bị hư tổn, da bị chùng xuống, không còn căng mịn và mất dần tính đàn hồi

II. DA MỤN TRỨNG CÁ (ACNE SKIN)

Mụn trứng cá là một bệnh lý khác của da. Nguyên nhân là do lượng nhờn tiết ra quá nhiều làm bít tắc lỗ chân lông. Mụn trứng cá thường xuất hiện ở người da dầu, trong giai đoạn dậy thì hoặc trong giai đoạn kinh nguyệt.

1. Các nguyên nhân gây mụn trứng cá

+ Nguyên nhân bên trong cơ thể gồm sự bài tiết của hormone giới tính và hormone có hình thể vàng, hoặc do di truyền, thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến chức năng cơ quan trong cơ thể.

+ Nguyên nhân bên ngoài: liên quan đến ánh nắng, bụi bẩn, sử dụng mỹ phẩm, oxy hoạt tính có trong không khí…

Vì da mụn có nhiều đặc điểm giống với da dầu nên hay xuất hiện ở vùng mặt, vai hoặc nữ. Khi chăm sóc, bạn phải chú ý để không gây ra sẹo thâm sẹo lõm ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

benh-ly-tren-da-3

2. Cách chăm sóc da mụn trứng cá

Với vấn đề mụn trứng cá hiện nay, bạn có thể kiểm soát tốt. Tuy nhiên đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của chế độ dinh dưỡng, sự kiên nhẫn, thời gian thì mới mang lại kết quả tốt.

Ðối với người da mụn, làm sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng, sẽ giúp các lỗ chân lông không bị tắc nghẽn, loại trừ tận gốc nguyên nhân gây mụn.

+ Sử dụng mỹ phẩm chuyên điều trị mụn có tác dụng diệt khuẩn

+ Tránh massage tác động lên mặt

+ Bổ sung chế độ ăn uống với vitamin B, C…

+ Hạn chế món ăn có đường, muối, chất kích thích sẽ làm giảm đáng kể tình trạng mụn

+ Không tự ý nặn, sờ tay lên mụn

III. DA NÁM – TÀN NHANG (HYPER – PIGMENTATION)

1. Nguyên nhân gây ra nám/tàn nhang

Tàn nhang là những đốm màu nâu xuất hiện rải rác khắp bề mặt da, trong khi nám được dùng để chỉ những vùng da biến đổi về màu sắc, thường là sẫm hơn màu da mặt, có thể đối xứng hoặc nằm rải rác.

Nguyên nhân chung của việc xuất hiện nám và tàn nhang là do sự sản sinh quá mức của melanocyte (tế bào sắc tố). Quá trình sản sinh của melanocyte chịu sự tác động của 2 nhóm yếu tố bên trong và bên ngoài.

+ Yếu tố bên trong gồm tác động của histamin, quá trình Turnover (sừng hóa) bất thường, sự thay đổi của hormone trong cơ thể trong quá trình mang thai, uống thuốc…

+ Yếu tố bên ngoài như tác động của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời hoặc thậm chí là ánh sáng đèn flash…

benh-ly-tren-da-4

2. Các loại nám/tàn nhang và hội chứng rối loạn sắc tố

+  Nhóm sắc tố đối xứng (nám): loại nám này có nhiều loại được chia thành nám mảng, nám đốm, nám hỗn hợp…liên quan đến sự thay đổi của hormone. Thường xuất hiện vùng rộng, có sự đối xứng 2 bên, không có ranh giới rõ ràng. Có thể xuất hiện trong và sau thai kỳ hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh…

+ Nhóm sắc tố hình đốm (tàn nhang): là nhóm tế bào có hình chàm màu sậm, xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể. Đây là dạng biến đổi bất thường của tế bào sắc tố và là kết quả của quá trình di truyền.

+ Nhóm sắc tố xuất hiện do lão hóa (đồi mồi, đốm nâu): loại rối loạn này xuất hiện cùng với quá trình da bị lão hóa. Đặc biệt dễ xuất hiện ở người da nhờn do tiếp xúc nhiều với ánh nắng.

THẨM MỸ VIỆN Ý LAN

Địa chỉ: số 12A Trung Liệt- Đống Đa- Hà Nội

HOTLINE: 0967.11.66.33

HOTLINE: 0822.11.66.33

HOTLINE: 0833.11.66.33

Lên đầu